Tin tức

5 cách học ngữ pháp để không nhàm chán dành cho các bé

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Trong tiếng Anh, ngữ pháp đóng vai trò quan trọng giúp ngôn ngữ này được sử dụng một cách chính xác và chuẩn mực. Vì vậy, việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em trở nên vô cùng quan trọng, bên cạnh việc học từ vựng. Điều này giúp trẻ xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc ngay từ khi bắt đầu và phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh một cách linh hoạt trong tương lai.

Tuy nhiên, việc học ngữ pháp có thể trở nên khô khan và khó chịu đối với trẻ em. Để làm cho các bài học ngữ pháp trở nên sinh động hơn và thú vị hơn, chúng tôi muốn chia sẻ một số phương pháp sáng tạo giúp trẻ em học ngữ pháp một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Hy vọng rằng những phương pháp này sẽ là nguồn cảm hứng hữu ích cho quý thầy cô khi giảng dạy.

IMG 2653

1. ĐỘ TUỔI PHÙ HỢP ĐỂ DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CHO TRẺ EM 

1.1. ĐỘ TUỔI PHÙ HỢP ĐỂ DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CHO TRẺ

Việc bắt đầu giảng dạy ngữ pháp cho trẻ nên diễn ra từ sớm và trở thành một thói quen hằng ngày. Theo các chuyên gia giáo dục, thời kỳ từ 5 đến 12 tuổi được xem như là giai đoạn "vàng" để giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ. Trong khoảng thời gian này, trẻ em thể hiện sự phát triển xuất sắc ở các lĩnh vực sau:

  • Khả năng tập trung cao hơn trong thời gian dài hơn so với giai đoạn trước.
  • Kỹ năng giao tiếp và xã hội phát triển mạnh mẽ.
  • Khả năng nói và phát âm tiếng Anh tốt nếu đã có thói quen học từ trước.
  • Bắt đầu hình thành lý luận logic và khả năng tư duy phân tích về những kiến thức họ học được.

Những đặc điểm trên cho phép trẻ ở độ tuổi này học và áp dụng kiến thức một cách hiệu quả nhất. Thậm chí, nếu được hướng dẫn đúng cách, những đặc điểm này có thể giúp bù đắp cho những hạn chế của trẻ trong việc hiểu biết các khái niệm trừu tượng, đặc biệt là trong việc học ngữ pháp tiếng Anh.

1.2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC DẠY NGỮ PHÁP CHO TRẺ EM

Cùng với từ vựng, ngữ pháp là một yếu tố mà người học không thể bỏ qua khi học một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Việc dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ từ sớm sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Tăng cường khả năng nói tiếng Anh: Các bé sẽ không thể ghép từ và thành lập câu một cách chính xác nếu không nắm vững các kiến thức ngữ pháp cơ bản, dẫn đến tình trạng người nghe có thể hiểu sai thông điệp mà các con muốn truyền đạt. Việc học tốt ngữ pháp sẽ giúp học sinh sử dụng cấu trúc câu một cách chuẩn xác và trở nên tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh. 
  • Trau dồi kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh: Khi đọc một đoạn văn, các em cần có kiến thức ngữ pháp để nắm được cách vận hành của các thành phần trong câu và mối liên kết giữa các câu với nhau, từ đó có thể hiểu được ý nghĩa tổng quát của cả đoạn.
  • Phát triển kỹ năng viết tiếng Anh: Kỹ năng viết đòi hỏi học sinh phải có một nền tảng kiến thức ngữ pháp cơ bản để viết được một câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh. Nếu không có những kiến thức này, việc đặt bút xuống viết những từ đầu tiên sẽ vô cùng khó khăn với các em.
  • Cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh: Các kiến thức ngữ pháp sẽ giúp trẻ nghe và liên kết các nội dung trong bài nghe một cách dễ dàng hơn. Nếu không nắm được ngữ pháp, những gì trẻ nghe được sẽ chỉ là những từ vựng rời rạc, không có ý nghĩa.

IMG 3094

2. CÁC KIẾN THỨC NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ BẢN DÀNH CHO TRẺ EM

Các chủ điểm ngữ pháp dành cho trẻ em từ 7-12 tuổi nên bắt đầu từ cấp độ cơ bản nhất, đủ để các em có thể nói và viết chính xác những câu tiếng Anh đơn giản. Dưới đây là một số chủ điểm cơ bản mà thầy cô có thể tham khảo:

2.1. CÁC THÌ CĂN BẢN 

Tiếng Anh có 12 thì. Tuy nhiên, học sinh ở độ tuổi này chỉ cần nắm chắc 6 thì căn bản sau: 

  • Hiện tại đơn (Present Simple)
  • Hiện tại tiếp diễn (Present Continuous)
  • Quá khứ đơn (Past Simple)
  • Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
  • Tương lai đơn (Future Simple)
  • Tương lai tiếp diễn (Future Continuous)

2.2. CÁC TỪ LOẠI CHÍNH

Với trẻ em ở độ tuổi từ 7 đến 12, các kiến thức về từ loại cơ bản mà thầy cô có thể hướng dẫn các em bao gồm:  

  • 5 từ loại chính: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ
  • Vị trí của 5 từ loại này trong câu
  • Cách kết hợp các từ loại để tạo thành câu hoàn chỉnh

2.3. CÁC CẤU TRÚC CÂU CƠ BẢN

Các cấu trúc câu cơ bản là phần kiến thức không thể thiếu để trẻ sử dụng tiếng Anh hiệu quả. Nếu trẻ chỉ nắm được các thì và cách dùng những từ loại chính mà chưa có kiến thức về cấu trúc câu, câu văn của trẻ có thể trở nên dài dòng, lan man và rời rạc. Ba cấu trúc câu cơ bản mà trẻ cần tiếp thu gồm:

  • Câu đơn (Simple sentences)
  • Câu ghép (Compound sentences)
  • Câu phức (Complex sentences)

Các cấu trúc câu trên sẽ trở thành phần kiến thức xuyên suốt trong quá trình học tiếng Anh trong tương lai của trẻ. Đồng thời, những kiến thức này cũng là nền tảng hỗ trợ trẻ tiếp thu những kiến thức nâng cao sau này dễ dàng hơn.

2.4. DẤU CÂU

Dấu câu là những thành phần tuy nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng trong câu. Đối với một số cấu trúc, việc dùng sai hoặc thiếu dấu câu có thể làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu. Do đó, thầy cô cần hướng dẫn học sinh sử dụng dấu câu thật chuẩn ngay từ những bài học đầu tiên. Dưới đây là một số dấu câu cơ bản mà trẻ cần nắm:

  • Chữ in hoa (A, B) và dấu chấm (.)
  • Dấu chấm hỏi (?)
  • Dấu phẩy (,) và dấu chấm phẩy (;)
  • Dấu hai chấm (:) 
  • Dấu chấm than (!)
  • Dấu ngoặc kép (“…”)

3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CHO TRẺ EM HIỆU QUẢ

3.1. GHI NHỚ NGỮ PHÁP QUA GIAO TIẾP

Việc học lý thuyết cần đi đôi với thực hành. Nếu trẻ chỉ học mà không vận dụng các kiến thức ngữ pháp, theo thời gian, các em có thể quên dần các kiến thức đã học và không thể giao tiếp tiếng Anh hiệu quả.  Để tránh xảy ra tình trạng này, thầy cô có thể tạo cơ hội cho trẻ vận dụng các chủ điểm ngữ pháp đã học vào giao tiếp thông qua các cách sau:

  • Thảo luận theo chủ đề: Thầy cô đưa ra một chủ đề bất kỳ (nên là những chủ đề quen thuộc và gần gũi với học sinh), cùng một số từ khóa liên quan, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận bằng tiếng Anh theo nhóm. Trong quá trình thảo luận, thầy cô cần gợi ý và khuyến khích các em sử dụng những điểm ngữ pháp đã học một cách tự nhiên nhất.
  • Hội thoại tự phát: Bên cạnh các buổi thảo luận theo nhóm, thầy cô cũng có thể đối thoại ngẫu nhiên với học sinh bằng tiếng Anh về bất cứ điều gì khiến các em hào hứng (trận bóng đá hôm qua diễn ra như thế nào, cuốn sách nào đang xem, em có thích món ăn nào đó không…). Cách này sẽ giúp các em hình thành phản xạ giao tiếp hiệu quả.

z3708523739380 b7b71b68af81195ff664a09e82634a2e

3.2. HỌC NGỮ PHÁP QUA VĂN BẢN

Học ngữ pháp qua văn bản là phương pháp tiếp theo mà FLYER xin gợi ý đến quý thầy cô. Thông qua các văn bản tiếng Anh, trẻ có thể làm quen với đa dạng cấu trúc ngữ pháp và hình thành thói quen sử dụng các cấu trúc này một cách tự nhiên nhất. Thầy cô có thể dễ dàng tìm thấy các văn bản này ở:

3.2.1. SÁCH

Những cuốn sách luôn là công cụ giúp người học trau dồi kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả. Đối với trẻ em, có thể nói loại sách giúp các em học tiếng Anh một cách tự nhiên và thoải mái nhất đó là sách truyện, đi kèm với nội dung ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu và những hình ảnh minh họa sinh động, bắt mắt. 

Để phát huy lợi ích của sách truyện đối với việc học ngữ pháp của trẻ em, sau khi chọn được những cuốn sách phù hợp, thầy cô có thể tham khảo các bước sau:

  • Hướng dẫn các em đọc lần thứ nhất để nắm sơ qua nội dung câu chuyện. Việc này giúp trẻ dễ dàng liên kết ngữ cảnh câu chuyện với những kiến thức ngữ pháp được học ở các bước tiếp theo. 
  • Tiến hành bước tìm hiểu ngữ pháp đầu tiên bằng việc yêu cầu học sinh xác định những loại thì được sử dụng trong sách, đồng thời chỉ ra cho trẻ thấy mối liên hệ giữa các thì này với thể loại sách mà các em đang đọc. Ví dụ, sách kể chuyện lịch sử hoặc chuyện cổ tích thường sử dụng thì quá khứ, trong khi sách có chủ đề khoa học thường dùng thì hiện tại vì chúng mô tả các sự kiện và hiện tượng có thật hoặc đã được chứng thực.
  • Khuyến khích học sinh phân tích các từ vựng mới về mặt ngữ pháp, bao gồm ý nghĩa, từ loại, ngữ cảnh sử dụng, cách kết hợp với các từ xung quanh và cách dùng trong câu,… dựa trên những kiến thức mà các em đã được học. Ở bước này, thầy cô cũng có thể lồng ghép một số kiến thức mới, phù hợp với trình độ tiếng Anh của các em, giúp các em có thể củng cố bài cũ và học thêm bài mới. 
  • Sau khi đã tìm hiểu và củng cố các kiến thức quan trọng, ở bước này, thầy cô tiến hành tổ chức các hoạt động hấp dẫn để các em có cơ hội vận dụng các kiến thức đã học. Một số hoạt động phổ biến, dễ thực hiện và hiệu quả nhất mà thầy cô có thể tham khảo gồm:
    Thành lập các nhóm học sinh và yêu cầu các thành viên trong nhóm cùng thảo luận về các khía cạnh khác nhau trong câu chuyện vừa đọc.
    Hướng dẫn các em viết tóm tắt nội dung câu chuyện theo cách của mình, yêu cầu trẻ chú ý sử dụng đúng các kiến thức ngữ pháp, dấu câu và hơn nữa là cách dùng các liên từ, trạng từ nối để liệt kê các tình tiết theo trình tự thời gian hợp lý (First…, suddenly…, then…, finally…, …) 

IMG 3075

3.2.2. CÁC BÀI HÁT

Việc nghe và lặp lại các bài hát thường xuyên có thể hỗ trợ rất tốt cho việc học ngữ pháp. Các nghiên cứu còn cho thấy ca hát giúp cải thiện khả năng ghi nhớ từ vựng và làm tăng động lực trong lớp học ngoại ngữ. Ngoài ra, các em cũng sẽ học được cách phát âm tiếng Anh tốt hơn.

Khi chọn bài hát tiếng Anh cho trẻ, thầy cô cần cân nhắc đến độ tuổi, sở thích của học sinh, điểm ngữ pháp cần học và ngôn ngữ được sử dụng trong bài hát. Nếu lựa chọn đúng và áp dụng phù hợp, các bài hát có thể được sử dụng cho phần trình bày và giai đoạn thực hành của bài học ngữ pháp. 

Trước khi cho học sinh nghe nhạc, thầy cô có thể cung cấp cho các em chủ đề của bài hát, một số từ vựng mới trong bài và hướng dẫn các em những mẫu câu, quy tắc ngữ pháp cơ bản được sử dụng trong bài hát. Điều này giúp học sinh có thể nhận biết cũng như tập trung hơn vào những kiến thức cần nắm trong khi nghe và lặp lại. 

Một số bài hát có thể khai thác cấu trúc ngữ pháp dễ dàng như: 

  • Bài hát “Hello song”
  • Bài hát “Five little duck”
  • Bài hát “Rain, rain go away”
  • Bài hát “If you’re happy”
  • Bài hát “Jingle bell”

---------------------------------------------------------

Hệ thống Anh Ngữ IEC English - Học tiếng Anh với người bản xứ

Địa chỉ: 

  • 384 Điện Biên Phủ, Thanh Khê - 0911 740 101
  • 141 Hà Huy Tập, Thanh Khê - 0911 570 101
  • 19 Nguyễn Phước Lan, Cẩm Lệ - 0911 540 101

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Website: iecenglishcenter.com
Tiktok: https://www.tiktok.com/@anhnguiec
Youtube: youtube.com/c/IECEnglishCenter
Fanpage:https://www.facebook.com/iecenglishdn
Instagram: instagram.com/iecenglishdanang2022
Linkedin: linkedin.com/company/iec-english-danang

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hệ thống Anh Ngữ Quốc tế IEC - Đà Nẵng

CƠ SỞ 1: 141 HÀ HUY TẬP, THANH KHÊ, ĐÀ NẴNG

CƠ SỞ 2: 19 NGUYỄN PHƯỚC LAN, CẨM LỆ, ĐÀ NẴNG

CƠ SỞ 3: 384 ĐIỆN BIÊN PHỦ, THANH KHÊ, ĐÀ NẴNG
Email: Info@iecenglishcenter.com

TƯ VẤN HỌC VIÊN

Cơ sở 141 Hà Huy Tập: 
Hotline: 0911.570.101
Cơ sở 19 Nguyễn Phước Lan:
Hotline: 0911.540.101

Cơ sở 384 Điện Biên Phủ:
Hotline: 0911.740.101

Facebook

Search

icon zalo
messenger facebook